Nguyên nhân và cách khắc phục thấm sàn vệ sinh.

 

NGUYÊN NHÂN TẠI SAO CẦN PHẢI CHỐNG THẤM NHÀ VỆ SINH

Đặc thù cấu tạo của khu vực này là những đường ống dẫn thoát nước chằng chịt ở sàn và tường. Bên cạnh đó, các hoạt động sinh hoạt của con người diễn ra tại đây luôn liên quan đến nguồn nước. Vì thế, không gian toilet thường xuyên ẩm ướt.  Điều này dễ dẫn đến các hệ quả như:

+ Trần nhà, tường nhà WC bị thấm dột, mọc mốc, rêu…

+ Sàn nhà vệ sinh trơn trượt vì thấm dột gây ra nguy hiểm

+ Thấm dột đặc biệt nghiêm trọng ở vị trí chân tường. Hoặc quanh các vị trí cổ vòi nước, cổ ống thoát sàn…

+ Là môi trường phát sinh ổ dịch bệnh cho con người do điều kiện ẩm thấp, nóng, bí.

+ Về lâu về dài, nó sẽ khiến cho công trình xuống cấp, WC nhìn có vẻ cũ hơn bình thường.

Có thể nói, xét về yếu tố kết cấu và thẩm mỹ, thấm dột vẫn luôn là mối nguy hàng đầu. Chính vì thế, nếu không muốn phải đối mặt với hệ quả này. Chắc chắn chúng ta cần phải xử lý chống thấm nhà vệ sinh triệt để.

1, Cách chống thấm nhà vệ sinh

Trong lĩnh vực xây dựng hiện đại, chống thấm nói chung và chống thấm nhà vệ sinh nói riêng đang dần trở nên quan trọng và cấp thiết. Vì vậy, xin chia sẻ đến bạn đọc tầm quan trọng của công tác chống thấm nhà vệ sinh cũng như phương án chống thấm nhà vệ sinh đang rất phổ biến hiện nay.

Tầm quan trọng của chống thấm nhà vệ sinh
Nhiều người bỏ qua công tác chống thấm nhà vệ sinh bởi không nhận biết tầm quan trọng của việc làm này. Nên nhớ, chống thấm nhà vệ sinh là một khâu rất quan trọng, quyết định đến tính thẩm mỹ, chất lượng cũng như độ bền vững của công trình.
Trước hết, đặc trưng của nhà vệ sinh là môi trường độ ẩm cao, thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất nên nếu không được chống thấm ngay từ đầu thì trong quá trình sử dụng, nhà vệ sinh sẽ nhanh chóng bị thấm nước, nấm mốc và rạn nứt. Về lâu dài, tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như thấm trần nhà, thấm tường, thấm sàn… Lúc này, toàn bộ kết cấu ngôi nhà đều bị ảnh hưởng và xuống cấp nhanh chóng.
Để khắc phục và cải thiện tình trạng thấm dột này, bạn phải bỏ ra một khoản tiền không hề nhỏ. Đó là chưa kể quá trình sửa chữa rất phức tạp, phải tháo dỡ toàn bộ thiết bị nhà vệ sinh, bồn tắm, bồn rửa, đục nền, đục tườn,… gây mất thời gian, công sức và phiền toái cho sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Do đó, ngay từ khi mới xây, vấn đề chống thấm cho nhà vệ sinh nên được coi trọng và đưa lên hàng đầu để đảm bảo độ bền cho công trình cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí sửa chữa về sau.


2, phương pháp chống thấm nhà vệ sinh phổ biến
Có 2 dạng cấu tạo nhà vệ sinh là dạng sàn âm và dạng sàn dương. Dạng sàn âm có đường ống đi nổi trên mặt sàn và xuyên vào hộp kỹ thuật, còn dạng sàn dương thì các đường ống chỉ đi xuyên sàn. Tương ứng với mỗi cấu tạo nhà vệ sinh sẽ có các phương pháp chống thấm khác nhau, chẳng hạn như dùng sơn chống thấm, dùng hóa chất chống thấm 2 thành phần, dùng mang tự dính, dùng màng khò nóng…
Với điều kiện khí hậu Việt Nam cũng như “thói quen” xây dựng của các chủ thầu thì các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh dưới đây được cho là thích hợp, hiệu quả và lâu dài hơn cả, có thể lên tới 10 - 20 năm.
Sử dụng keo chống thấm gốc polymer hoạt tính hệ trộn xi măng:
- Chuẩn bị bề mặt sàn, nếu có bụi bẩn hay chất dính khác (dầu mỡ, xăng nhớt,…) thì cần được vệ sinh, làm sạch.
- Tưới nước bão hòa lên bề mặt sàn, lưu ý không để nước bị ứ đọng.
- Tiến hành pha trộn keo chống thấm gốc polymer với xi măng theo tỷ lệ: 1 kg keo chống thấm trong 0,15 lít nước, sau đó cho từ từ 1,5 kg xi măng đen mác cao vào và khuấy đều.
- Dùng bay trét hỗn hợp chống thấm trên lên bề mặt sàn theo định mức 0,5 kg/m2/lớp.
- Cách 4 giờ, khi lớp chống thấm thứ nhất khô thì tiếp tục trét lớp thứ 2 lên với định mức 0,5kg/m2/lớp.
- Khi lớp chống thấm thứ 2 khô hoàn toàn thì tiến hành tráng vữa xi măng hoặc lát gạchlên bề mặt sàn.
Phương án thi công sàn dụng màng khò nóng:


* Chuẩn bị bề mặt thi công:
- Vệ sinh, làm sạch bề mặt thi công để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Các vị trí lồi lõm cần được làm bằng phẳng và sạch sẽ bằng các loại vữa pha trộn phụ gia.
* Thi công:
- Đốt nóng bề mặt sàn bằng khí ga.
- Quét một lớp keo chống thấm lên toàn bộ vị trí cần chống thấm.
- Sử dụng đèn khò đốt nóng trực tiếp màng chống thấm, đến khi màng chảy lỏng đều thì ấn mạnh xuống mặt sàn.
- Tại các vị trí chân tường, có thể vén màng khò nóng lên cao 15cm.
- Thử nghiệm ngâm mặt sàn và chân tường trong nước khoảng 40 giờ.
- Trát 1 lớp vữa (cát, xi măng) với độ dày tầm 2cm để gia tăng khả năng chống thấm và chất lượng công trình.

Phương pháp tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika.

Để đạt được hiệu quả tối ưu, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng nhất về phương pháp xử lý. Một quy trình tiến hành khoa học chính xác là điều kiện bắt buộc. Sau đây, là các bước tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika tối ưu nhất:

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu chống thấm dột nhà vệ sinh

+ Chất kết nối gốc nhựa Epoxy 2 thành phần Sikadur 732

+ Vữa trộn sẵn không co ngót dùng đổ bù Sikagrout 214-11

+ Hóa chất trám khe nối, cổ ống, khe nứt gốc Polyurethane 1 thành phần Sikaflex Construction

+ Hóa chất quét lót cho lớp trám khe Sika Primer 3

+ Màng chống thấm Bitume Polymer cải tiến 1 thành phần, gốc nước Sikaproof Membrane

+ Phụ gia chống thấm trộn vữa bê tông Sika Latex

Bên cạnh nguyên liệu cần thiết, chúng ta còn phải phân bổ nhân lực và máy móc, trang thiết bị đảm bảo chất lượng và số lượng cho quá trình tiến hành nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi đúng tiến độ nhất.

Bước 2: Chuẩn bị bề mặt thi công

+ Đối với công trình mới hoàn thiện phần thô:

Tiến hành dọn dẹp chướng ngại vật, vệ sinh bề mặt cần xử lý. Với công trình mới, hoạt động này khá đơn giản và tiết kiệm đáng kể. Chính vì thế nên chúng ta thường được khuyến cáo tiến hành chống thấm sàn nhà vệ sinh ngay khi xây mới.

+ Đối với công trình cũ hoặc toilet đã hoàn thiện một thời gian:

Tùy mức độ tổn hại mà quyết định bóc toàn bộ lớp vỏ bên ngoài hay không. Song song với đó, chúng ta phải tháo dỡ các thiết bị đã lắp đặt. Cuối cùng là làm sạch không gian để chuẩn bị bề mặt thi công.

 Bước 3: Tiến hành chống thấm 

+ Trong trường hợp đã lắp đặt ống dẫn nước, chúng ta phải đục mặt trên của bê tông xung quanh ống. Sau đó tạo miệng hố khoảng 10 mm x 10 mm.  Tiếp theo đổ vữa trộn bê tông không co ngót Siakgrout 214 -11vào.

+ Còn nếu chưa lắp đặt ống dẫn, chúng ta phủ lớp kết nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên trên bề mặt bê tông đã làm sạch. Đổ vữa không co ngót Sikagrout 214 – 11 xung quanh ống ngay từ khi lớp kết nối vẫn còn dính.

+ Quét lớp Sika Primer 3 lên cách mặt rãnh của ống nhựa.

+ Thi công chất chống kết dính lên bề mặt đáy nằm ngang của từng rãnh.

+ Bơm hóa chất trám cổ ống SikaFlex Construction vào rãnh.

+ Quét lớp lóp, pha loãng Sikaproof Membrane với nước sạch, dùng cọ hoặc máy phun xịt đều bề mặt bê tông với mật độg 0.2 – 0.3kg/m2. Đợi khô hoàn toàn rồi tiến hành phun hoặc quét lớp thứ 2. Trung bình chống thấm nhà vệ sinh bằng sika sẽ dùng khoảng 2 – 3 lớp lót.

+ Trộn vữa kết nối Sika Latex và thi công phủ lên lớp Sikaproof Membrane đã quét trước đó khoảng 2 – 3 h đồng hồ. Chú ý bề dày lớp kết nối khoảng 1 – 2mm.

+ Cuối cùng là phủ vữa chống thấm sika lên bề mặt lớp kết nối khi vẫn còn ẩm ướt.

+ Ngâm thử nước 24h trước khi hoàn thiện và trang trí, lắp đặt thiết bị vệ sinh….

- Qúy khách có nhu cầu thi công, chống thấm nhà wc, sân thượng, bể phốt,v,v….., vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Thiết kế Xây Dựng VNDB Sài Gòn.
Địa chỉ văn phòng chính: 198 Phạm Ngũ Lão,P.10,Quận Gò Vấp,TP.Hồ Chí Minh
Phone: (028) 6273 1189
HOTLINE: 0975779053 (giám đốc : Bùi Thanh Nhàn)
Email: vndbsaigon@gmail.com

 

 

Chia sẻ bài viết này:

Bài viết liên quan: